Wednesday, January 26, 2011

GVA News

Any gay Vietnamese news articles you find interesting and want to post here, please forward them to hienn_dial13@yahoo.com
Nếu bạn tìm thấy những tờ báo thú vị nói về Đồng Tính Việt Nam va muốn đăng vào mục tin tức, vui long gởi về điện thư  hienn_dial13@yahoo.com
2/13/2010Diễn Hành Tết Canh Dần 2010 tại Little Saigon
2/13/2010Little Saigon welcomes New Year with colorful parade
2/13/2010The Ugly Side of Andy Quach & His Effort To Wreck Little Saigon's Tet Parade
2/13/2010Ðông vui náo nhiệt Diễn hành Xuân
2/12/2010Ý kiến quanh chuyện người đồng tính đi Diễn hành Tết ở Little Saigon
2/12/2010The Battle Over Little Saigon
2/12/2010Little Saigon khó xử vì người đồng tính
2/11/2010Hội Ðồng Liên Tôn: 'Hoặc chúng tôi, hoặc người đồng tính'
2/11/2010Religious groups don't want gays in Tet parade
2/10/2010Diễn Hành Tết ở Little Saigon, người đồng tính bị phản đối
2/10/2010Vietnamese gays to march in Tet Parade
2/8/2009We are family, too: Vietnamese gays and lesbians join San Jose's Tet parade
2/17/2007

Chung: A new year: Vietnamese and openly gay

1/29/2006Phóng Sự Diễn Hành Tết
9/23/2005HOMOSEXUAL MEN SPEAK WITH PEERS ABOUT DANGERS OF AIDS
2/18/2005Not just pretty faces 
1/25/2005Gay MurderKhám phá nhanh vụ giết người chặt xác phi tang  
4/21/2004Gay TV series breaks taboos in Vietnam 
2/8/2004Lesbian & Gay: Sao lại tẩy chay? 
10/22/2003Tôi đau khổ vì người chồng đồng tính luyến ái 
7/11/2002Thác loạn ở Trung tâm chăm sóc thể hình TP HCM 
6/19/2002Ước nguyện của một người ÐTLA: Yêu Đời và Yêu Người! 
6/9/2002GOOD MORNING, GAY VIETNAM 
4/8/2002
VIETNAMESE GAYS PARTY 



HOMOSEXUAL MEN SPEAK WITH PEERS ABOUT DANGERS OF AIDS
23-09-2005
by Thu Giang
HANOI - As darkness falls, Nguyen Hoang Minh, 35, goes downtown to meet his friends to talk about the prevention of AIDS.  Petite, with long hair and a pretty face, Minh's mild, but emotive voice, has earned him the name "the Valiant Girl" among the homosexual men whom he is trying to educate about the danger of the virus.   Minh is a member of the Hai Dang (Lighthouse) Club started by the domestic Non-Government Organisation SHARP four months ago with support from the Family Health International and USAID. Minh and his 23 fellow club members every night go where homosexuals gather in the capital to tell them about the HIV virus and other sexually-transmitted diseases and how to prevent them.  For Minh, it is the first time he has participated in any such social activity. 

"I like this work because I understand that I am contributing to society," he says.
  "I'm a man who has sex with men and it's not difficult for me to talk to others who do the same about sex and other related issues because we understand each other." 

Minh says it's easy for him to find those who have a masculine exterior but a feminine spirit.
  Others would find it more difficult because those who have gay sex do not want people to know. 

"We communicators have to be patient if we want to talk to them about sex, sexually-transmitted diseases and prevention," he says.


Although his target includes students, workers, engineers, doctors and policemen, few are aware of how to protect themselves against AIDS. Hai Dang Club deputy chairman Nguyen Van Dung says his members know of 48 places where male lovers are sought. They visit four places: Hoan Kiem Lake, Thien Quang Lake, Quan Thanh Street massage parlours and the Long Bien inns, every week.  They begin about 7pm and carry condoms and leaflets showing methods to prevent AIDS.

"We persuade the men to visit the club where we sell products to prevent AIDS and other sexually transmitted diseases cheaply," says Dung.
 "We are also going to open a health clinic for them where they will not have to conceal any infection; this will help control the spread of disease." 

The club holds a singing and fashion programme at its rooms in Nui Truc alley off Giang Van Minh Street every two weeks.
  "Our performance has attracted many people, I know many of them practise gay sex," he says.  Participants at the fashion show wear T-shirts emblazoned with slogans plaited by a condoms saying Stop HIV and Safe Sexual Intercourse. Dung says he wants to show he is a worthy citizen by breaking down prejudice against those who are gay. He believes his effort will be recognised.
AIDS study
Preventing the male-to-male spread of AIDS in Viet Nam has to become an important part of the national strategy to defeat the virus, says Nguyen Anh Tuan of National Institute of Hygiene and Epidemiology.  The group is not included in the surveillance system because they are not thought a major community in Viet Nam, he says.  There have been no reports published about the prevalence of the virus among them. This and the exclusion of homosexuals from the public health prevention effort has prompted many people to assume that gay sex is not part of the way people become infected.
"The lack of data and education within this population means they have little knowledge about HIV transmission and prevention and this puts them at high risk," says Tuan.
A study of 600 men who practise gay sex in HCM City from April to May last year, showed that they were in three groups.  These were: "Bong lo," sex with a man who looks like a woman; "bong kin" sex with a man who looks like a man and "da he" bisexuals.  About 94 per cent of the study's participants were unmarried and did not live with women. More than 23 per cent had had more than three sexual partners in the past month and this could enable transmission of the virus, if the sex had not been safe. But about two thirds had used a condom in their last sexual encounter.  The major reason given by those who did not use a condom was that they did not think it necessary or that they lost sensation with a condom.  About one fifth had been tested HIV and almost all of them had not received pre-and post-test counselling. Seven per cent of those tested had used drugs. Staff at STD clinics must be taught to overcome ignorance and prejudice about homosexuals, says Tuan.
Accessible and affordable health facilities for them is also needed.
They must also be considered as part of the sentinel surveillance system to defeat the epidemic in Viet Nam, he says. 
- VNS



Not just pretty faces 
Photographer takes aim at male models

Friday, February 18, 2005
written by  Yusef  Najafi for Washington Blade
ApolloGT
Giang Tran, also known as Apollo GT, is the brainchild behind ‘Apollo Male Models,’ a magazine that delves into the lives of models featured in each issue. (Photo by Rudy K. Lawidjaja). Giang Tran says difficulties he experienced growing up in Vietnam influence his pop culture artwork like his painting titled ‘Portrait of a Fading Dream.’

MORE INFO
Name: Giang Tran, also known as Apollo GT
Age: 35
Residence: District Heights, Md.
Occupation: painter/photographer
Relationship status: single


Giang Tran, a native of Saigon, was only 12 when he boarded what he describes as a leaf-like boat with four older siblings and a group of other citizens from Vietnam in hopes of fleeing the communist country and finding a new home.
Their weeklong journey to an Indonesian island led to a four-month stay in a strange land and then a new life in an even stranger place: the United States.
The drive that pushed Tran to paint with pastels on kitchen tables and floors as a teenager, took another form in adulthood when he began flexing his artistic muscle as an actor, model, poet and photographer, in addition to being an artist.
Now 35, Tran, who is also known as Apollo GT, recently launched the print edition of his popular 3-year-old online magazine Apollo Male Models (AMM).
“GT” is derived from Tran’s initials while he says “Apollo” is the translation of his Vietnamese name, Dai Duong Thai, which means Guardian of the Sun.
“I like Apollo GT,” he says in the introduction on his Web site at www.ApolloGT-Studio.com . “It sounds like a car.”
The magazine promotes the careers of budding male models and actors who hope to work in the fashion and athletic industry. It costs $8.75 and can be ordered through www.apollomalemodels.com . AMM is also available at the News World at 1001 Connecticut Ave., NW.
Tran, who is gay, says he wants to use the publication to give a voice to the models, perhaps something he felt deprived of during his own modeling days.
“They’re not just models,” he says, “they have ideas and feelings, and I want to know about them. I’m sure many people want to get to know them.”
The magazine does not include frontal nudity and foul language. Tran says it offers a platform for up-and-coming models to promote themselves and learn from others.
“I’m trying to promote the positive [aspects] of male modeling,” he says.
AMM is partly sponsored by the Fitness And Model Expo (FAME), an annual competition organized by the Toronto-based World Natural Sports Organization. The group’s 8th annual world championship, which is open to men and women, is scheduled to take place June 10-12 in Toronto.
Kathryn Lekas, director of event operations at FAME, says a publication like AMM has been long overdue.
“There aren’t too many magazines that cater to male models,” she says. “Apollo Male Models does. It provides a great avenue for male models in the industry to get exposure and get recognized.”
She described the annual FAME gathering as a mix of modeling and fitness aficionados, a prevalent theme seen in the pages of Tran’s magazine. She says she expects the magazine to be around for a long time, a conclusion she reached after meeting its founder.
“I was impressed with his initiative and the enthusiasm he has toward the male modeling industry,” Lekas says. “I think AMM is going to go far.”
Launching the magazine seemed like an ideal move for Tran, a former model who now works as a professional photographer.
He initially demonstrated an interest in photography while attending Falls Church High School, in Virginia. In 1994, he earned a bachelor’s degree from the Corcoran College of Art & Design, in Northwest, D.C.
His paintings often include elements of popular culture, including performers such as Elvis Presley and Marilyn Monroe. But they’re not the standard iconic pieces one usually sees.
Trans work also tends to depict a certain sadness, and one wonders whether some of this reflects some of his own pain.
“My paintings and photography help me express my feelings,” he says. “I hope you can see that through my work.”
In addition to his art and magazine, Tran recently launched his own set of gay-themed greeting cards at Lambda Rising bookstore in Dupont Circle. He also has spoken with officials there about carrying the magazine.
In the meantime, Tran says he wants to further explore the art of mixing computer-generated images with standard photography.



Cập nhật lúc 08:20, Thứ Ba, 25/01/2005 (GMT+7)

Khám phá nhanh vụ giết người chặt xác phi tang

Vụ án gây xôn xao, dư luận phẫn nộ bởi tính chất đặc biệt nghiêm trọng, nạn nhân chết không toàn thây. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của thượng tá Phan Anh Minh - Phó giám đốc CATP, chỉ trong vòng chín ngày, các trinh sát và điều tra viên đã bắt giữ được thủ phạm và làm sáng tỏ vụ án bí ẩn...
Bo Quan 
Bộ quần áo dính máu và chiếc điện thoại của nạn nhân và hung thủ Lê Việt Thương
CHÀNG TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG MẤT TÍCH

15 giờ 30 ngày 12-1-2005, từ tin báo của quần chúng, Công an xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn phát hiện tại khu đất trống cách Quốc lộ 22 khoảng 5m thuộc ấp Thống Nhất 1 có một bao nylon màu đen, bên trong là bao xác rắn chứa một thi thể nam đang ở giai đoạn trương sình, không có phần đầu và chân. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Kỹ thuật hình sự và Công an huyện Hóc Môn khẩn trương có mặt bắt tay vào cuộc. Mở rộng hiện trường, các chiến sĩ công an không phát hiện những bộ phận thi thể còn lại của người xấu số, cho thấy đây là vụ giết người chặt xác tẩu tán phi tang. Nạn nhân khoảng ngoài 30 tuổi, bị sát hại trước đó từ hai đến ba ngày...

Thành phố đã xảy ra những vụ án tương tự như Phạm Văn Khỏe giết người tình vì ghen tuông, kẻ “hạ thủ bất hườn” Nguyễn Kim Thủy hãm hại chồng do mâu thuẫn gia đình, tên tội phạm quốc tế Denchai xuống tay với Ngũ Lương nhằm xù tiền cá độ đá banh..., vụ việc đau lòng này mang tính chất gì đây? Căn cứ lối gây án dã man, bước đầu các sĩ quan chỉ huy nhận định nguyên nhân của vụ án mạng là vì lý do tình ái, không loại trừ khả năng để cướp tài sản, giữa nạn nhân và hung thủ có mối quan hệ quen biết. Thượng tá Phan Anh Minh yêu cầu công an các quận, huyện rà soát kỹ những trường hợp mất tích từ ngày 9-1 và chỉ đạo phòng nghiệp vụ khẩn trương truy tìm tung tích nạn nhân bởi đó là mấu chốt để phăng ra đầu mối vụ án.    

Trưa 13-1-2005, kết hợp với trình báo của gia đình, bộ phận kỹ thuật và cơ quan điều tra xác định nạn nhân là chàng tiếp viên hàng không Lê Hoàng Luân, sinh năm 1972, thường trú đường Nguyễn Đình Chiểu, P4Q3, bị mất tích từ tối chủ nhật, 9-1-2005. Khi hay tin Luân mắc bệnh đồng tính luyến ái, các chiến sĩ công an giật mình nghĩ đến cái chết tức tưởi của hai mẹ con MC Ngọc Phu, của anh Tống Văn Trương ở quận 3, “chị” Diễm Châu ở Bình Chánh và mới đây là nhân viên bảo vệ Công ty Khang Điền tại quận 9..., kẻ sát nhân đều là những gã bạn tình! Người nhà nạn nhân cho biết Luân có chiếc xe @ (a-còng) BS: 52U1-7868, điện thoại di động hiệu Nokia 7610, hai nhẫn vàng, chiếc đồng hồ sang trọng và một sợi dây chuyền, tất cả hiện đã mất. Ngoài ra Luân mới bán một miếng đất được 160 triệu đồng, trong tủ chỉ còn lại 150 triệu. Đến đây vụ án được khẳng định là giết người để cướp tài sản, hướng truy xét xoay quanh chuyện “yêu đương” của chàng tiếp viên hàng không! Thế giới pê-đê đầy bí ẩn, họ thường có tâm lý sống khép kín nên cuộc điều tra không tránh khỏi những gian nan.

Tại nơi làm việc của Lê Hoàng Luân, lực lượng trinh sát không phát hiện đối tượng nghi vấn. Có gã “xăng pha nhớt” ở phường Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức) thân thiết với một đồng nghiệp của Luân nhưng lại không quen biết anh. Đi sâu điều tra, các chiến sĩ công an phát hiện Luân cặp với một người đàn ông đã ly dị vợ tại phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, tên N.T.H., 33 tuổi; đôi bên thường nhắn tin cho nhau bày tỏ sự nhớ nhung và hẹn ngày 9-1 sẽ gặp mặt. Làm việc với H., anh ta thừa nhận mối “quan hệ” này và cho hay đêm 9-1-2005, anh cùng hai người bạn là N.T.C và T.C.H vui chơi tại một quán bar trên đường Nguyễn Văn Trỗi, đến 2 giờ sáng thì về nhà ngủ. Có ba quán cà phê gồm Chợt Nhớ, MTV và Samsara, mỗi nơi Hoàng Luân “mê” một chàng, lần nào tới cũng kêu ra tâm sự! Khẩn trương xác minh, cả ba người bạn của Luân đều làm việc bình thường tại quán suốt thời gian qua. Luân hay lên mạng chát với H. “ken” - Việt kiều Mỹ, anh này mới về nước nhưng đã ra đi từ ngày 5-1-2005...

HUNG THỦ LÀ MỘT GÃ PÊ-ĐÊ!
10 giờ 45 ngày 18-1-2005, quần chúng và Công an phường Tân Thuận Đông, quận 7 phát hiện một đôi chân người tại bãi cỏ trên đường Liên cảng A5, mé ngoài tường rào khu chế xuất Tân Thuận. Đó chính là phần thi thể của nạn nhân Lê Hoàng Luân, được tháo khớp gọn gàng từ háng xuống, gói trong bao xác rắn và bịch nylon cùng với hai chiếc gối đẫm máu. Nghĩ đến cái chết đau đớn, phần đầu chưa tìm thấy, các chiến sĩ công an không khỏi xót xa, hạ quyết tâm truy bắt bằng được kẻ thủ ác trong thời gian sớm nhất. Những đêm thức trắng, những thông tin mong manh, lực lượng trinh sát và điều tra viên lần ra một người bạn mới của Luân tên Lê Việt Thương, nhân viên tiếp tân tại Trung tâm thương mại IBC đóng trong tòa nhà Diamond Plaza - số 34 Lê Duẩn, quận 1. Lai lịch của gã pê-đê trẻ tuổi, đẹp trai nhanh chóng được làm rõ: sinh năm 1979, là con trai duy nhất trong gia đình có bốn chị em ở thôn Cẩm Văn, xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn, Bình Định; chỗ ở: số 95 đường B2, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú. Năm 1996, Thương vào TP. Hồ Chí Minh theo học trường Đại học Kinh tế, đến năm 2001 ra trường; từ năm 2002 làm thuyền viên trên tàu du lịch của Malaysia; tháng 7-2004 làm việc tại IBC cho đến nay. Căn nhà 95 đường B2 là của ông ngoại Thương mới xây, giao cho y trông coi...   

Một nhân chứng cho biết, tan ca tối 9-1 Thương đi chơi với một thanh niên chạy xe @. Bạn bè Thương phát hiện gã mới sắm điện thoại xịn hình “chiếc lá” (Nokia 7610), mấy ngày gần đây thường tỏ ra bồn chồn, lơ đãng với công việc. Những giây phút cuối cùng của nạn nhân được tái hiện làm bật ra những bất minh từ Lê Việt Thương... Sáng 21-1-2005, thượng tá Phan Anh Minh triệu tập phiên họp khẩn cấp với hai thượng tá Mai Tấn, Nguyễn Việt Dũng - Trưởng và Phó phòng CSĐTTP về TTXH, cùng chỉ huy các đội trọng án, truy xét, phân tích tài liệu, chứng cứ đã thu thập, khẳng định Lê Việt Thương là thủ phạm và quyết định biện pháp đấu tranh trực diện với y. Qua hơn 4 tiếng đồng hồ ngoan cố, Thương thừa nhận tối 9-1 có gặp Luân nhưng thấy anh đi cùng một bạn trai thì ghét, bỏ ra quán cà phê gần Trường tiểu học Hòa Bình ngồi một mình! Phải đến hơn 3 giờ sáng 22-1-2005, tên giết người mới thú nhận hành vi tội ác đến tột cùng của sự man rợ!

Cách đây khoảng hai tuần, vào một buổi chiều Thương tới cơ quan thì Luân cùng mấy người bạn từ tòa nhà Diamond Plaza đi ra; Luân nhìn Thương bảo “thấy em quen quen” và đôi bên cho nhau số điện thoại. Ngay từ buổi đầu gặp gỡ ấy tới những ngày sau, hai người thường xuyên nhắn tin bày tỏ chuyện tình cảm, hẹn hò! 22 giờ ngày 9-1-2005, hết giờ làm việc, Thương chạy xe Wave cùng Luân đi xe @ ra quán cà phê tại ngã tư Trần Cao Vân - Mạc Đĩnh Chi tâm tình. Gần 24 giờ quán đóng cửa, hai người đi ăn mì tiềm trên đường Phan Đình Phùng rồi về nhà Thương ở phường Tây Thạnh, nằm ngủ trên chiếc nệm dưới sàn nhà. Khoảng 3 giờ sáng 10-1 thì Thương ra tay, dùng dao phay chém nhiều nhát vào cổ Luân. Trong cơn tuyệt vọng, Luân nói được câu “gì dzậy Thương” và cắn một nhát cực mạnh vào tay phải của gã; tên sát nhân chuyển dao sang tay trái lạnh lùng tước đoạt mạng sống bạn tình... 6 giờ, Thương đi ăn sáng và mua hai ổ khóa mới, khóa cửa lại để ông ngoại lỡ có tới thì không thể vào nhà, rồi chạy vào công ty. Gã lấy chiếc điện thoại vừa chiếm đoạt được của Luân ra mân mê, bấm thử nhưng không sử dụng được do trước đó bị dính máu, y phải đem rửa nước. Thương ra đường Hai Bà Trưng sửa điện thoại hết 30.000 đồng, rồi về quận 5 mua bao xác rắn, bịch và dây nylon đem về nhà cất giấu. Buổi trưa y gói gọn số quần áo, chiếc nệm có dấu máu mang đi tẩu tán. Buổi chiều, Thương trực ca từ 14 đến 22 giờ, sau đó về nhà phân xác nạn nhân thành ba phần cho vào bao xác rắn và nylon cột chặt, dùng xe @ của Luân lần lượt đưa đi vứt phần thân tại Hóc Môn, chân ở quận 7 và đứng trên cầu Bình Triệu thảy phần đầu xuống sông. Hoàn tất các công việc, gã đi uống bia, mướn khách sạn ngủ, đến sáng thì đem xe @ gửi vào bãi giữ xe của khách sạn New World. Thương đón xe ôm về nhà, trên đường đi mua nệm và gối mới... Về tài sản cướp được, trùng khớp với tường trình của gia đình nạn nhân; riêng chiếc bóp của Luân, Thương khai chỉ có giấy tờ, hơn 150.000 đồng và khoảng 20 “đô” lẻ. Nhẫn, dây chuyền Thương đem bán được gần ba triệu đồng, chiếc điện thoại đem cầm lấy bốn triệu! Thương đem chiếc xe @ đi gửi nhiều nơi, tính toán rất kỹ mọi phương kế nhằm đối phó với lực lượng công an, nhưng gã không ngờ lại bị bắt nhanh đến thế!

Sáng 22-1-2005, cơ quan điều tra đã thu hồi được chiếc xe tang vật tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chiếc điện thoại của nạn nhân tại tiệm cầm đồ Kim Duy trên đường Nguyễn Thông, P9Q3. Tên Thương được đưa về nơi y gây án; ông ngoại Thương chết lặng người khi biết cháu ông phạm phải tội trọng, căn nhà khang trang của ông đã vấy máu tội ác. Trên đường đi thu hồi vật chứng của vụ án, Thương chỉ cho lực lượng công an thu giữ được những bộ quần áo dính máu tại bãi đất trống trong khu công nghiệp Tân Bình. Nhìn dòng sông Sài Gòn chảy xiết, các chiến sĩ công an xác định việc tìm kiếm phần thi thể cuối cùng của nạn nhân không đơn giản...

Khám phá nhanh vụ án đặc biệt nghiêm trọng là thành tích xuất sắc của Công an TPHCM đầu năm 2005, tuy nhiên không ai nghĩ đến chiến công mà chỉ nặng nỗi đau thế thái nhân tình. Đồng tính luyến ái là bệnh hoạn và thường  gắn với tội ác. Đó là điều toàn xã hội cần quan tâm để đẩy mạnh biện pháp phòng ngừa.
TRỌNG ĐẠT

(Email from Tuan in Vietnam)
This is story about an airline flight attendance who got murdered recently in Vietnam.  I knew both men involved here, which is a shocking story, I am not sure what "really" triggered the guy Viet Thuong to do this.  Viet Thuong is a very quite and nice guy. He is working as the receptionnist for the Diamond Plaza area here in Saigon.  He met a flight attendance for 2 wks and they hooked up one night for sex.  Afterward, Viet Thuong killed Luan the flight attendance then he proceed to chopped Luan head, arm, leg to pieces then put them in a trash bag and spread them into different area in Saigon.  In March the court will proceed to prosecute Viet Thuong, which I will try to attend.  The outcome probably will be a death penalty for Viet Thuong.  I will find more story on different case of murder between gay men here in Vietnam.  In recent year, there are a few murder case happen in Vietnam.  One other case happen few years ago.  I happen to know the muderers.  All these men seemed very nice, and could not kill the flight attendant.  And these men mostly live in a very closet life, struggle being gay themselves.  SO THIS IS AN OFFICIAL WARNING FOR ALL YOU VIETKIEU OUT THERE THINKING ABOUT COMING HOME FOR FUN.... DO NOT SHOWOFF BEING VIET KIEU WITH LOTS OF MONEY, DO NOT HOOK UP WITH THE WRONG CROWD HERE IN VIETNAM.  THERE ARE A FEW TIPS TO WATCH OUT FOR.. I WILL POST IT UP IN GVA WEBSITE SOON.

Much Love,
Tuan Trong Le



Gay TV series breaks taboos in Vietnam
April 21, 2004

HANOI (Reuters) - An award-winning book that broke taboos in Vietnam
with its central theme of homosexuality has been turned into a TV series,
but the plot still suggests being gay is a disorder.

ADVERTISEMENT 
The 10-part series, to be aired in June, is based on the book "A world
without women" by former crime reporter Bui Anh Tan. The whodunit is
set in the underground world of gay men in Vietnam and won a writing
prize in 2002.

"The series' main theme is homosexuality is a disorder," Nguyen Minh
Tiep, who plays the main character, told Reuters on Tuesday.

"It also tries to send a message the gay world is not all bad. There
are good people who deserve our understanding."

The plot centers on a police investigation into a gang of serial gay
rapists and lawmen who go undercover and eventually befriend some gay men
to help them solve the crimes.

Tiep, who plays a policeman, pretends to be gay and befriends another
gay man who helps him with the case.

While homosexuality is not specifically banned in Vietnam, it is
socially taboo in the Communist country.


----

From JVNET e-list:

She has gone through this novel, which once to be of the "best sellers"
in Vietnam. Gay men in this novel, as pointed by the actor in the news
article above are portraited as people who are socially normal but
sexually disordered. They are depressed for their sexual orientation, and
the novel gave them unhappy endings.

She has not seen the TV series but she guesses it will be commercial.
However, she hopes it will help to raise awareness about this particular
group, whose existance has not been recognized. May it supports for the
idea of including MSM in HIV surveillance.

JVnet



Lesbian & Gay: Sao lại tẩy chay?

(VietNamNet) - "Tôi vô cùng đau khổ, chán chường vì không được sống với con người thực của mình mà lúc nào cũng phải sống giả dối trong vỏ bọc…Tôi biết, nếu nói thật, chắc chắn sẽ bị xa lánh, khinh khi. Tôi nào có tội?”. “ Khi lớn lên em chỉ khao khát thân thể người con gái như mình... Giờ đây, em rất mong mọi người đừng tẩy chay, ghê tởm và hãy tôn trọng tình cảm của em với người bạn gái em yêu”! – Đó là tâm sự của hai bạn trẻ đồng tính luyến ái (ĐTLA), một là Gay (ĐTLA nam) và một là Lesbian (ĐTLA nữ) gửi về tòa soạn chúng tôi…

Orang Utan 
Vượn Orang Utan ở Sumatra cũng quan hệ ĐTLA
Gay (còn gọi là pédérastie - gọi tắt là pêđê) và Lesbian là một hiện tượng xã hội xuất hiện ở tất cả các nước với mọi chủng tộc, lứa tuổi và nghề nghiệp (Có nhà khoa học còn chứng minh một loài vượn ở Sumatra cũng có hiện tượng này). Thường thì, mọi người đều dị tính luyến ái (quan hệ với người khác giới). Song, thật trớ trêu, một bộ phận không nhỏ lại chỉ nhớ nhung, yêu thương và quan hệ tình dục với người cùng giới như mình.Theo thống kê, tỷ lệ người bị ĐTLA tại các nước Âu - Mỹ lên tới 2% . Còn ở Việt Nam, có người đưa ra con số 1% - Tức là, có đến 800.000 người trong cả nước là Gay và Lesbian!? Chắc hẳn, chúng ta còn nhớ “vụ” hai cô gái ở Bạc Liêu đã tổ chức một đám cưới “miệt vườn” hết sức rỉnh rang vào.
 
đầu năm 2001. Và, ở Sóc Trăng, tại  khu vực ngã ba Trà Men trên quốc lộ 1A, cũng hình thành tới vài nhóm phụ nữ Lesbian sống với nhau quấn quýt như vợ, như chồng. Có cặp, “chị chồng” giữ “vợ” còn hơn giữ của, chỉ cần ai đi qua “lườm ngó bâng quơ” là có thể lĩnh ngay một “bản trường ca"... bất tận! Cũng còn nhớ, vào một đêm thượng tuần tháng 5/2002, một đại vũ hội hóa trang mang tên Blue fantasy tour hết sức cuồng loạn đã diễn ra tại Press Club (số 59A Lý Thái Tổ, Hà Nội) với sự góp mặt của hơn 300 người (chủ yếu là dân ĐTLA). Tại đây, những cặp Gay, Lesbian ăn mặc hết sức sexy, khêu gợi. Họ quấn lấy nhau, nhẩy múa "miệt mài" dưới ánh đèn laser đến 3 giờ sáng…
Sau cap DTLA 
Sáu cặp ĐTLA được tổ chức hợp pháp lần đầu tiên trên thế giới vào tháng 4/2001 tại Hà Lan

Vậy, đâu là nguyên nhân của hiện tượng này? Thực ra, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, song cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất “cao độ” một nguyên nhân nào. Có người cho rằng, ĐTLA là do gene quy định “bẩm sinh”, do thay đổi nội tiết tố… Tuy nhiên, người khác lại quả quyết: Do môi trường sống; do hoàn cảnh và tâm sinh lý.v.v…Cũng bởi, ĐTLA không phải do biến đổi bệnh lý thực thể gây ra nên hiện nay vẫn chưa có cách điều trị hữu hiệu (dù là bằng thuốc hay phẫu thuật). Còn chữa bằng liệu pháp tâm lý như hiện nay, kết quả mang lại không mấy khả quan!Xã hội văn minh, hiện đại cho phép tất cả mọi người sống thực với bản chất của con người mình cũng như tình trạng giới tính của cá nhân. Xin mọi người hãy để cho chúng tôi sống với những gì mà tự nhiên mình có. ĐTLA, theo tôi không phải là một bệnh, không phải quái đản như định kiến của nhiều người. Tình yêu của chúng tôi cũng như bao thứ tình yêu khác! Nếu ai đó nói rằng thứ tình yêu này trái với quy luật tự nhiên, thì tôi xin hỏi: "Tự nhiên" là cái gì và nó bắt đầu từ đâu? Tại sao "tự nhiên" lại sinh ra chúng tôi như vậy? Tôi được biết, năm 1869, Bộ trưởng Tư pháp Phổ đã ra lệnh đưa ra một đạo luật trừng phạt những người ĐTLA (vì cho đó là hành vi đồi bại). Tuy nhiên, ngày nay khi KH - KT phát triển, tình dục đồng giới đã bước đầu được xem là một xu hướng tính dục chính đáng của con người! - HT (quận 7, Tp.HCM)

Hiện tượng và nguyên nhân như vậy. Thế nhưng, hầu như chúng ta đều biết, chẳng riêng ở Việt Nam mà tại rất nhiều nước, thiên hạ thường nhìn những người ĐTLA bằng cặp mắt khinh bỉ, ghê sợ!?  Ở Ai Cập, năm 2003 người ta đã bỏ tù 3 năm một cậu bé Gay 15 tuổi vì tội “hủ bại” (có hành vi quan hệ đồng tính tại một nhà hàng trên sông Nile). Còn tại Pháp, thị trưởng Paris, ông Bertrand Delanoe, đã bị đâm trọng thương bởi một kẻ 39 tuổi, mà theo giải thích của y, là do căm ghét các chính trị gia và những người đồng tính (Delanoe từng công khai thừa nhận mình là Gay)! Thế nên, ông Gordon Lishman, giám đốc Age Concern – một tổ chức từ thiện của Anh đã phải lên tiếng: "Trong thế kỷ 21, cộng đồng người ĐTLA có vai trò nhất định trong xã hội. Thế nhưng, dân chúng lại miệt thị, phân biệt đối xử với họ. Hầu hết họ có số phận rất đáng thương!”…  

Mot cap
Một cặp Gay đang tỏ tình!
Tuy nhiên, thời gian gần đây, mọi người đã nhìn Gay và Lesbian qua lăng kính “thoáng” hơn. Chẳng hạn, ca sỹ nổi tiếng Aguilera đã ra hẳn một video clip có tên Beautiful để ca ngợi những cặp nhân tình đồng giới và được Hiệp hội Bảo vệ những người ĐTLA “tuyên dương”!  Tương tự, năm 1993, chính phủ New Zealand cũng tạo cơ hội bình đẳng cho người ĐTLA khi bãi bỏ lệnh cấm người đồng tính tham gia quân đội… Có lẽ, chính bởi những “cởi bỏ” như thế nên sau Hà Lan, ngày 1/8/2002, Đức đã trở thành nước thứ hai cho phép hợp pháp hoá cuộc sống của nhưng đôi uyên ương ĐTLA (Và, tổng đài của các cơ sở đăng ký kết hôn ở nước này luôn trong tình trạng nghẽn mạch bởi các cặp đồng tính xin lên xe hoa)… Cũng chính bởi xu hướng tiến bộ đó nên bộ trưởng tài chính Na Uy - ông Per Kristian, 52 tuổi - mới được công khai tổ chức hôn lễ một cách “linh đình” với một "cô vợ" trong mộng là một “gã" đàn ông!... Tương tự, tại Hà Lan, hiện nay, mỗi năm đã có tới 10.000 đám cưới đồng tính - chiếm đến 10% tổng số đám cưới trong cả nước! Và hơn thế, họ còn được sinh con, đẻ cái như thường (tất nhiên là bằng con đường phi tự nhiên). 

Thế nhưng, dường như chuyện đó là ở  “đẩu đâu”, còn tại Việt Nam? Hãy nghe lời than (hay tiếng kêu cứu?) của những người đồng tính: “Tôi và "người ấy" yêu thương nhau chân thành, tự nguyện. Vậy mà, dư luận lại thật  “ác khẩu”!...  Hiện giờ, chúng tôi hết sức vô vọng và không biết làm sao chối bỏ bản thân mình?”. “Tình yêu là hết sức thiêng liêng. Song, người ta đã nhẫn tâm phỉ nhổ, giẫm đạp lên tình yêu của chúng tôi! Xin hỏi mọi người: Chúng tôi nào có lỗi gì? Và, hơn thế, chúng tôi có làm ảnh hưởng đến ai? Cho dù, mọi người không cấp nhận thì chúng tôi và tình yêu của mình cũng vẫn tồn tại như một lẽ tự nhiên”!...Vu dieu
Vũ điệu của những người ĐTLA ở Press Club, Hà Nội

Đem những lời than ấy đến một số người, PV VietNamNet nhận được câu trả lời cũng hết sức khác nhau. Có người cho rằng không nên đối xử, phân biệt. Vì, “Họ hoàn toàn có quyền bình đẳng. Tôi biết, ở khu phố tôi có một luật sư. Anh ấy rất tốt và rất giỏi, luôn luôn giúp đỡ mọi người... Thế nên, không thể vì “tội” ấy mà  xa lánh, chỉ trích, xua đuổi! Anh ấy cũng là một con người như tất cả chúng ta!”. Tuy nhiên, không ít người thành thật: "Đó là những kẻ đồi bại, là tệ nạn, bệnh hoạn. Không thể chấp nhận!". "Dễ dãi" hơn thì cũng: “Hãi lắm! Vẫn biết họ tốt, thậm chí đáng thương, nhưng khi gần những người… “xăng pha nhớt” ấy, tôi ghê lắm!”.v.v.. và.v.v...

Thế đấy, cuộc sống thật trớ trêu, phức tạp phải không các bạn?
Và, bạn nhìn nhận vấn đề này như thế nào???

·VietNamNet
(Xin lưu ý: Bài viết cho chúng tôi các bạn cần gõ có dấu!) 



Tôi đau khổ vì người chồng đồng tính luyến ái
Thứ tư, 22/10/2003, 17:36 GMT+7

Sau bao nhiêu năm chung sống và có với nhau hai mặt con, tôi phát hiện ra chồng là người đồng tình luyến ái. Tôi không hề bị sốc vì thực sự đó chỉ là khẳng định mối nghi ngờ của tôi sau rất nhiều năm. Tuy nhiên, phải làm gì để đối phó với thực tế này là một câu hỏi quá khó mà một mình tôi không giải đáp được.

From: L.A.T.To: Tamsu@VnExpress.net
Sent: Monday, October 20, 2003 11:18 PM
Subject: Fwd: Chong toi la nguoi Dong Tinh Luyen Ai

Thưa các bạn, tôi đã lấy chồng được gần 20 năm rồi và cuộc sống gia đình có thể nói là không đến nỗi nào. Anh là người thông minh, khá thành đạt, tháo vát và rất chu đáo với gia đình, vợ con. Tôi cũng từng hài lòng, thỏa mãn với cuộc sống êm ấm và yên tâm làm việc nuôi dạy con cái, chăm sóc cho chồng. Trong suốt thời gian dài chung sống, anh đã có những biểu hiện không mạnh mẽ như những người đàn ông khác mà tôi được biết, không ham mê thể thao, không rượu bia la cà. Nhưng nhiều lúc tôi lại cho đó là đức tính tốt. Quan hệ của anh với những người bạn thân đã làm tôi đặt câu hỏi và cuối cùng thì anh đã thú nhận sự thật.

Trước kia tôi không hề có ý định hạn chế quan hệ của anh với những người bạn trai, nhưng từ khi thực tế này được chính anh công nhận, tôi có cảm giác ghen khi anh gần gũi, quá gần gũi một trong những người bạn lâu năm của gia đình. Tôi đã cấm anh không được đi đâu với người bạn đó một mình và đôi lúc anh tỏ thái độ khó chịu. Tất nhiên do cá tính anh, anh không nóng giận, nhưng tôi nhìn thấy sự thất vọng, buồn khổ trong đôi mắt, cử chỉ của anh.

Cuộc sống thật trớ trêu, tôi từng yêu người mà cả tính đàn ông mạnh mẽ của anh ta, sự đào hoa và mãnh lực thu hút phụ nữ đã làm tôi đôi lúc hơi lo ngại, vì không biết sau này có kiềm chế, giữ được anh không. Khi chồng tôi đến với tôi, tôi cảm thấy đó là người tôi có thể giúp tôi tự tin hơn, yên tâm vì thấy anh hiền lành, tính tình như con gái như nhận xét của một số người bạn. Gia đình tôi đã ủng hộ nhiệt tình và chính đó là xúc tác mạnh mẽ nhất đẩy tôi đến với anh.

Tôi không biết có nên trách anh hay không và không biết phải làm thế nào. Hai đứa con tôi đang lớn lên, chúng cần có bố, nhất là đứa con trai nhỏ của tôi. Nhưng tôi lại không thể chia sẻ chồng tôi với một người thứ ba, dù đó là một người đàn ông. Ngay cả tiếp tục cuộc sống hiện tại với đầy đủ hiểu biết về anh cũng là một thử thách quá lớn, không biết tôi có thể vượt qua được không? Xin được nghe những ý kiến chân thành của các bạn.

Rất cảm ơn.Ý kiến chia sẻ với chị Lan xin gửi về: 
Tamsu@VnExpress.net



Thác loạn ở Trung tâm chăm sóc thể hình TP HCM 
Thứ năm, 7/11/2002, 05:07 (GMT+7)

Le Van
Lê Văn Yên - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc thể hình
Trong ánh sáng mờ ảo, hàng chục đôi "gay" không mảnh vải che thân đang quấn lấy nhau. Dưới hồ nước, từng cặp từng cặp ôm nhau tắm. Đó là cảnh tượng mà Đội Cảnh sát hình sự công an quận Gò Vấp ghi lại được khi đột nhập vào Trung tâm chăm sóc thể hình số 107 Trần Quốc Tuấn, phường 1, hôm 3/11.

Là chi nhánh của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại số 1 (265 A, Nguyễn Văn Đậu, phường 1, quận Bình Thạnh), Trung tâm chăm sóc thể hình hoạt động từ nhiều tháng nay với chức năng làm dịch vụ xông hơi, xoa bóp. Giám đốc là Lê Văn Yên, sinh năm 1973, thường trú tại 40 Lam Sơn, phường 6, quận Bình Thạnh). Cũng là người đồng tính, Yên đã biến cơ sở của mình thành nơi ăn chơi thác loạn.

Vào dịp cuối tuần, trung tâm đón tiếp hàng trăm khách gồm đủ thành phần từ giám đốc công ty, văn nghệ sĩ, giáo viên đến nhân viên tiếp thị, công nhân và cả học sinh, sinh viên. Chỉ cần bỏ 50.000 đồng tiền vé qua cửa, khách có thể sinh hoạt tự do không giới hạn thời gian, thậm chí muốn ở lại cả ngày cũng được. Để câu khách, trung tâm còn có cả trang web giới thiệu.

Theo nhận xét của công an quận Gò Vấp, 90% khách đến đây là người đồng tính nam. Thường thì họ rỉ tai nhau hoặc tìm theo địa chỉ giới thiệu trên web. Ban đầu, khách đến để xông hơi (trung tâm chưa có đội ngũ nhân viên xoa bóp nên dịch vụ này không hoạt động) rồi làm quen với nhau rất nhanh. Tiếp đó, họ rủ nhau xuống hồ tắm chung, tâm sự và quan hệ tại chỗ hoặc kéo nhau lên phòng máy lạnh trên lầu. Cac doi
Các đối tượng đồng tính luyến ái tại Trung tâm Chăm sóc thể hình chiều ngày 3/11

Qua hơn một tháng trà trộn vào trung tâm nắm rõ quy luật hoạt động, chiều tối 3/11, Đội Cảnh sát hình sự công an quận Gò Vấp đã đột nhập vào "hang động" này. 30 người bị tạm giữ, trong đó có Giám đốc Lê Văn Yên. Theo lời khai ban đầu, các đối tượng thừa nhận ít nhất 3 lần đến đây để tham dự những cuộc vui.

(Theo Thanh Niên)



Ước nguyện của một người ÐTLA: Yêu Đời và Yêu Người!

Thy Vân (VA. - USA)

Tôi rất vui đến được với các bạn trong cuộc thảo luận Bàn tròn về đề tài Ðồng Tính Luyến Ái (ÐTLA) trong khuôn khổ của Talawas.
Chiều hôm kia, đang ngồi canh siêu thuốc bắc thì nhận được điện thư của anh Đỗ Quyên nhắc nhở tôi đóng góp bài khai mở cho thảo luận bàn tròn. Đã hứa thì làm thôi. Khốn nỗi, tôi đã cố gắng lắm, nhăn mày, bóp trán, giựt tóc, moi nặn óc mình mãi mà chỉ ra được vài đề tài rời rạc. Không dễ đâu nhỉ? Tôi cố theo đuổi chúng nhưng rồi lại thấy bí sau vài ba đoạn văn. Tạm gác chúng sang một bên, tôi gắng suy nghĩ thêm, cuối cùng từ trong trái tim tôi chỉ còn vỏn vẹn 2 chữ: Tình Yêu. Thế là thế nào? Làm gì được với hai chữ này?

Suy nghĩ hoài tôi đành phải dùng hai chữ này như là một móc nối để nói về cái tôi muốn nói đến.

Là một người ÐTLA nữ đã "ra mặt" 20 năm qua, mỗi ngày thức giấc tôi không còn tự hỏi "Hôm nay mình có là người ÐTLA không?" Tôi vốn đã là một người đa sầu đa cảm, viết nhiều về tình yêu, hát nhiều về tình yêu, sống cho tình yêu, đau khổ nhiều phen vì bị thất tình. Chẳng thế mà bạn bè đã từng đùa rằng phải đem xô ra hứng tình tôi mới hết. Tôi không còn những đam mê nông nổi lúc trẻ, nhưng tình yêu là cái gì rất gần và thuộc về bản chất của tôi, cũng như tôi là người ÐTLA vậy. Nó là bản chất tự nhiên như hơi thở, như trời mưa nắng, cho dù có sự cho phép của tôi hay không. Nó tiềm tàng trong tôi cho dù người khác có thương yêu tôi hay không. Cho dù tôi mạnh khỏe hoặc đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn. Tình yêu mãi mãi đối với tôi là cái tất yếu trong tất cả những gì tôi phải đối đầu. Tôi nói thế không phải để bàn về tôi hoặc ca tụng về tình yêu, mà muốn là nhân danh tình yêu để khai mở những gút mắt khác. (Cộng thêm cái tật lòng vòng trong con người Việt của tôi).

Bố tôi có nói rằng đầu óc khi còn ngây thơ ví như một trang giấy trắng, mình vẽ gì thì vẽ, nhưng nhớ rằng nếu vẽ đẹp thì tốt, còn vẽ xấu để phải tẩy đi mà vẽ lại thì tuy đã tẩy kỹ, nét vẽ trước vẫn còn lại vệt lờ mờ, nên vẫn cho ta một ấn tượng nào đó không được đẹp. Tôi sực nhớ câu này, và vì không biết mình đang nói với ai, viết cho ai đọc những dòng chữ này, cho nên tôi xin khởi điểm như là từ một trang giấy trắng, trên đó tôi mong được phác hoạ vài điều tốt đẹp cho mọi người nhìn.
Điều tiên quyết là tôi mong bài này sẽ giúp "khai mở" một vài đề tài hay và hữu dụng cho một số các bạn. Vẫn biết rằng trên đời không phải cái gì cũng toàn màu hồng, nhưng nếu tôi có viết, tôi xin được viết chừng mực về thực tại, và được nhấn mạnh những điều vui tươi cùng những hy vọng, những cái hay đẹp trong cuộc đời. Tôi sẽ đề cập đến một vài điểm để ta cùng thảo luận, nhưng xin nhớ hộ tôi là một người chuộng hòa bình, không thích la hét ầm ĩ, chỉ thích thương yêu chứ không quen thù hằn ghét bỏ.

Sống ở Mỹ đã nhiều năm, tôi có dịp hấp thụ cái chủ nghiã cá nhân của người Mỹ, và sự khuyến khích người trẻ phát triển về mặt tự lập. Người trẻ ở đây có những sự tự tin rất cao, vì tiếng nói của họ, đúng hay sai, luôn được người khác phổ biến và nghe đến. Người Á Châu, hình như ngược lại, đặt vấn đề gia đình và hàng xóm láng giềng, nói chung là số đông, lên hàng đầu. Cá nhân chỉ là thiểu số, không cần được chú trọng đến nhiều. Vậy mà điều tôi nói sẽ có nhiều tính cách cá nhân hơn là tập thể. Và tôi biết những điều này chỉ là hạt cát trong bãi sa mạc của tất cả những nan đề đang xảy ra trên thế giới.

Tuy không quên đi học, nhưng tôi lại quên học những môn như triết lý, (chỉ biết đúng mỗi câu bất hủ của Descartes: Je pense, donc je suis = I think, therefore I am = Tôi suy nghĩ nên tôi hiện hữu). Cũng quên học môn xã hội học, chính trị, và kinh tế cho nên tôi chỉ nói lem nhem cho vui, chỉ đưa ra đươc một vài nhận xét rất thô sơ về xã hội Mỹ.

Tôi muốn đề cập đến những sự không bình đẳng trong xã hội tôi đang sống. Đây là sự thật cần phải đuợc chấp nhận. Và tôi muốn tranh đấu cho tình yêu của mình. Tôi muốn nhìn nhận rằng ở nước Mỹ đa số những người cầm quyền là đàn ông, Mỹ trắng, người Công giáo, và dị tính. Bạn thấy, chưa gì tôi đã bị ba cái kỳ thị buộc vào mình: Tôi là người đàn bà Á châu, và đồng tính. Không cần nghĩ cao về mình để thấy tự dưng khi không mình đã bị mất giá. Và khi mình chấp nhận đấy là xã hội Mỹ thì mới thấy đỡ bị áp huyết cao, rồi cải thiện nó và từ từ kiếm đuờng leo lên đỉnh của việc mình có thể làm. Chứ tôi không thể chơi trò châu chấu đá voi, không cáng đáng nổi. Tôi không học về xã hội học hoặc chính trị vì tôi không quen đối đáp, và nhất là biết mình không có tài hùng biện. Từ thuở đại học, tôi chỉ có thể học điều khiển những máy vi tính và thảo những chương trình; chúng là những vật vô tri không tình cảm, rất dễ đương đầu, và nhờ thế mới tạo cho con người tôi một thế quân bình, bớt suy nghĩ về thân phận mình. Tuy thế tôi vẫn còn nhiều cái suy nghĩ và nhận xét về mình, về người, về cuộc đời.

Tôi nhận thấy trong những cái tôi muốn đòi hỏi về quyền bình đẳng cho đàn bà chưa gì đã thấy không có bình đẳng trong ấy. Nói về đòi hỏi sự chấp nhận bình quyền này, đòi hỏi nơi ai nếu không phải là nơi số đông tập hợp lãnh đạo có quyền cho tôi sự bình đẳng ấỵ Số đông này lại chính là tập thể đàn ông-Mỹ-trắng tôi đã nêu trên, những nguời mà tôi cho là bất công đối với tôi và tôi muốn chống lại. Thế có mâu thuẫn không? Vậy thực trạng là đã không bình đẳng cho dù tôi muốn đòi hỏi bình quyền. Tôi đã nghĩ phải đi theo ngả khác: ngả công danh và theo đuổi sự nghiệp của mình. Nếu mình cho là mình hay, vậy thì hãy thử so tài trong môi trường mình có thể thi thố, rồi hãy tính sau. Trên phương diện nghề nghiệp, cho những ai có đầu óc, thời gian và sức kiên trì, bạn đều leo đuợc đến nấc thang cao không mấy khó khăn. Tôi đã may mắn leo đến bậc thang quản lý, và đã thấy nhiều người khác thành công hơn thế. Cơ hội ở Mỹ có rất nhiều nếu bạn chủ trương làm giàu. Nhưng rồi cuối cùng lại, sẽ đụng đến một vấn đề khác, ấy là "cái trần kính trong veo" (glass ceiling). Đây có nghĩa là những cái kỳ thị vô hình. Hầu hết những người da màu nào cũng đều đi đến sự chấp nhận sự kỳ thị vô hình này. Nhưng bạn đừng thối chí, rồi thời gian sẽ thay đổi nhiều thứ. Vả lại có công mài sắt có ngày nên kim bạn ạ. Vấn đề cái trần kính lại là một vấn đề hơi ngoài đề ở đây nên tôi không muốn đề cập đến nhiều, chỉ muốn nêu ra là ở đâu trước sau rồi cũng có bất công và bất bình đẳng.

Đòi hỏi bình quyền theo tôi thấy rất phức tạp. Phải cần hiểu rõ muốn đòi hỏi gì, có biện hộ cho điều đòi hỏi ấy được không? Rồi lại phải có tài ăn nói, có sự quen biết rộng - nhất là phía truyền thông báo chí, phải biết về luật pháp và biết nhiều về đường lối chính trị mới hòng đấu tranh. Nhưng trên hết, khi mình muốn đòi hỏi cái gì đó, thì ngược lại, người cung cấp cho mình điều mình muốn sẽ được gì? Có qua có lại mới toại lòng nhau mà, phải không? Đấy là tí thắc mắc tôi muốn nêu lên và mong chúng ta sẽ có dịp thảo luận qua…

Bây giờ nói về ÐTLA nói chung. Tôi đọc lại thấy là từ khoảng 300 năm trước Công Lịch, người Hy Lạp đã xem việc này rất bình thường, là cái tất có trong xã hội của họ. Tôi không rõ vì sao xã hội ngày càng tiến bộ văn minh mà lại đi ngăn chận sự phát triển của người ÐTLA đã xuất hiện từ ngàn năm trước? Có ngăn chận được không, hay chỉ là trong nhất thời ép họ vào tủ kín, họ sinh sôi nẩy nở trong tủ kín ấy, và khi không còn chỗ và có đúng thời điểm, họ lại bung ra quá nhiều đến nỗi đếm không xuể? Có thể nào sự ngăn chận ÐTLA này là do sự không thông cảm nên số đông luôn chống lại cái họ không biết, hoặc do áp lực kinh tế, hoặc vì những người cầm quyền đa số giới dị tính nêu trên?

Tại đây, tôi xin có một số câu hỏi cụ thể nữa cho các bạn trong và ngoài Bàn tròn. Mong được nghe những câu trả lời của các bạn. Khi một người bạn, người thân của các bạn là người ÐTLA "ra mặt" (come out) với các bạn thì các bạn sẽ nghĩ gì, tỏ thái độ gì, và sẽ cư xử với họ ra sao: xa lánh hoặc là muốn tìm hiểu thêm về người đó? Bạn nghĩ người ÐTLA ấy sẽ nghĩ sao khi thấy cách cư xử như vậy của bạn? Bạn có thay đổi quan điểm về người thân quen ÐTLA sau khi họ "ra mặt" với bạn không?

Cái gì sẽ làm cho cộng đồng ÐTLA đi đến đích hữu hiệu hơn? Ð?y là một câu hỏi khó khăn. Vẫn biết là thể chế ở Mỹ là dân chủ, nhưng tôi thắc mắc: Bao nhiêu phần trăm dân số làm chủ tình hình? Vậy là cuộc đấu tranh đòi bình quyền nên nhắm vào người dân ư? Hoặc luôn cả những dân biểu của mình? Tôi muốn biết cái mục tiêu mình nên nhắm vào là ở đâu? Tôi không muốn nỗ lực của mình bị tản loạn phung phí.

Cái mong muốn cụ thể của tôi là: hợp thức hóa hôn nhân của những người ÐTLA. Vì cùng với sự hợp thức hóa hôn nhân là một chuỗi những lợi ích về mặt tài chánh, kinh tế, bình quyền; chưa kể là về mặt tinh thần được thoải mái khi được xã hội công nhận hoàn toàn. Có thể vì ở Mỹ tiền bạc đi đôi (hoặc đồng nghĩa với quyền lực), cho nên người ÐTLA ở đây còn phải tranh đấu nhiều khi tập hợp lực lượng để đòi hỏi sự hợp thức hóa hôn nhân của mình. Nói rõ ra thì khi kinh tế của người ÐTLA càng mạnh, càng làm cho quyền lực của người ÐTLA tăng lên, cho nên đa số cũng như tập hợp cầm quyền dị tính không chịu được thế. Nhưng vấn đề là vì người ÐTLA bị ngăn chận nhiều ở những buớc tiến về mặt pháp lý, những cái có thể đem đến lợi ích căn bản cho giới ÐTLA, nên người ÐTLA như tôi còn cần rất nhiều nỗ lực và thời gian để bảo vệ cho những quyền bình đẳng của mình.

Tôi mong trong cuộc thảo luận Bàn tròn này sẽ có bạn bổ túc thêm những dẫn chứng mà tôi thiếu. (Tôi biết mình thiều nhiều lắm, phần nhiều chỉ nói theo uớc mong, hy vọng, cái cảm nhận và trí nhớ của mình). Con đường tôi đi qua đã có nhiều chông gai và khó khăn, nhưng khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được. Tuy xã hội đã cởi mở khá nhiều, tôi chỉ mong mình không phải đợi đến khi lịch sử xét xử để có sự bào chữa (nghĩa là đến lúc đó mình đã… tịch!) Tôi muốn thấy được sự thể chế hoá của hôn nhân ÐTLA và thấy được sự hỗ trợ cụ thể của những người thông cảm tôi và biết xót thương khi nhìn thấy những cái bất công trong xã hội.

Sau cùng, xin chân thành cảm ơn Talawas đã cho tôi cơ hội để nói lên ước nguyện của một người ÐTLA (ở Mỹ). Mong rằng đã đem đến cho các bạn một vài cái nhìn tổng quát; Và, tôi sẽ cố trả lời những câu hỏi nào không quá riêng tư của các bạn về một người ÐTLA.

Mong các bạn vui khỏe để yêu đời và yêu người.

6/19/02



GOOD MORNING, GAY VIETNAM
By Mark McDonald
Mercury News Vietnam Bureau
Sun, Jun. 09, 2002

HO CHI MINH CITY, Vietnam - On most nights, the Sam Son Discotheque, located on the main drag here in old Saigon, is just another ho-hum dance club.  On Tuesdays, however, it becomes the biggest and raciest gay nightspot in Vietnam. Hundreds of young men pack into the place, many of them shirtless, most of them dancing and shouting and groping each other in the dark as Donna Summer songs blast from the speakers. Outside, passing police officers barely give the club a second look.Could this be communist Vietnam, a society still bound to its Confucian traditions of modesty, propriety and obedience, a country that remains wary of the wanton ways of the West?

``I think it's pretty amazing that a place like Sam Son even exists, a place that's really no different than the U.S. or Europe in terms of dress and music,'' says Donn Colby, a physician working on HIV and AIDS prevention in Saigon's gay community. ``The police know what Sam Son is, and they allow it to stay open. That's new. Things are changing.''  Those changes have been accelerated by Vietnam opening its antiquated socialist economy to the outside world. The government's grudging economic reforms have brought profound social changes.  ``The global, open-market policy says a rising tide lifts all boats,'' says Le Quoc Bao, 37, a social worker in Ho Chi Minh City. ``Well, it has lifted our boat, too. The gay boat.''  Two years ago, Colby says, the government officials he worked with were in denial about homosexuality.  ``The official response was: `We don't have gay people here. That's a Western thing. These people are just pretending, and they'll eventually go back to being normal.' ''

Then came an explosion in HIV cases in Vietnam, and politicians and health officials were forced to acknowledge a large and growing gay population that was suddenly at risk for AIDS.  Postwar Vietnam has never had any laws against homosexuality, and unlike communist neighbor China it has never considered gay men and lesbians to be somehow diseased or mentally ill. And despite occasional articles in state-run newspapers about the ``dangers'' of gay life, the government does not include homosexuality on its official list of ``social evils'' that includes prostitution and drug abuse. ``We don't call homosexuality a social evil because it's not so widespread, but we've been warning people and families about it,'' says a senior official with the Vietnam News Agency. ``It's mostly underground, but it can grow if the police aren't vigilant.''

There are no estimates of the numbers of gay people in Vietnam, and no universities or government agencies are studying gay issues. Until two years ago, Vietnam's Marriage and Family Law did not even mention homosexuality, and a recent amendment to the law banned only same-sex marriage.  Tradition-minded officials were shocked that two lesbians were married in 1998 in the southern city of Vinh Long. It seems local authorities had to allow the wedding because there were no explicit provisions against it. The marriage has since broken up.

``Being gay is fun here,'' says Bao, the Saigon social worker. ``The government doesn't intrude very much on us. We keep to ourselves, and they leave us alone.  Five years ago, gay men never went out at night together. We just phoned each other. It's very different now.  It's OK.  It's easy.``  Easy for those whose parents and employers have accepted their homosexuality, not so easy for the vast majority of those whose families who believe that gays are perverted, demented or bewitched. Bao certainly had difficulties with his own family when, at 13, he told them he was sexually attracted to other boys.``My father was shocked, but he told me to keep quiet about it, and he took good care of me,'' Bao says. ``My three brothers and three sisters all said it was too horrible. My mother beat me. She looked at me as a monster.''

So, for the time being, at least in Ho Chi Minh City, a newfound sexual freedom is liberation enough, whether it's Tuesday-night dancing at Sam Son, holding hands in a small park near the airport, flirting at a downtown ice-cream shop, or meeting in a private room at the Star Sauna.  In the freewheeling south, Bao and his gay friends often take group vacations to the nearby beach towns of Phan Thiet or Vung Tau, which recently held a gay parade. They dress in women's clothes and put on skits and plays, and sometimes they hold wedding ceremonies.``It's all very open,'' he says. ``We stay in guesthouses. The owners don't object. They love it. They want the money.''

Bao is careful to make a distinction between gay men like himself and ``the MSM,'' the vernacular for men who have sex with men. Male prostitutes are easily found in Saigon now, he says, and the MSM areas, such as District 5 in Ho Chi Minh City, have become quite dangerous. Muggings, drug abuse and sex workers infected with HIV and AIDS are said to be commonplace there.``The number of MSM is going up,'' Bao says, ``because of the money and because it's a new kind of pleasure for sex addicts.''But that's Saigon. Things are decidedly different in rural areas and in the north -- more repressed, more closeted, even fearful.

``Hanoi is not open like Ho Chi Minh City,'' says Bao, a direct and gregarious man who works with foreign aid groups. ``Northerners have a more traditional culture. They're more strict and conservative. In Hanoi, I behave more carefully. My colleagues there are always warning me about being too open.  ''Behavior that might draw only a smile or a shrug in Ho Chi Minh City might well qualify as scandalous in Hanoi, where Communist Party conservatives are on the alert for ``activities that violate the civilized lifestyle of the public.

''It was this legal provision -- purposely vague and undefined -- that was used to investigate a late-night bash at the Press Club, an upscale restaurant in the capital that is favored by expatriates and well-to-do Vietnamese.  Local officials were horrified by a party there called Blue Fantasy. Official media described it as ``an illegal crazy carnival'' of ``dirty dances and wild shouting'' that included ``young Vietnamese men dressed like girls, United Nations soldiers and priests from the Nguyen dynasty.''

One measure of Vietnam's gay visibility is a social-services hotline in the capital that is fielding an increasing number of calls from young Hanoians questioning their sexuality. The advice that's dispensed, however, might strike gays in the United States as archaic -- a throwback to the 1950s.``We have experts here on gay people,'' says the hotline director, Ly Minh Hang. ``Most gay people have been badly affected by newspapers and other bad materials. We gradually lead them back to the right way of thinking. We remind them of their families and the traditions of Vietnam.''

Hang, a psychologist, said four young women had called the hotline, concerned about new feelings of closeness that had developed as they studied together. They felt a growing sexual attraction, and some of them wanted to live together.``We told them homosexuality is just a bad habit and it will affect their studies,'' Hang said. ``They will need good jobs, and if they keep on with this attitude they may end up serving in a bia om, and their life will go to hell -- or worse.''A bia om is a bar where the waitresses and hostesses are usually prostitutes. In Vietnamese, bia means beer and om means hug.

It's this prevailing attitude among Vietnamese families, Bao and other men say, that keeps most gay people in the closet. There's also the perception that if someone is ``too gay,'' he or she could lose a valued job, a promotion or a scholarship, or perhaps be evicted from a hard-to-find apartment.This quiet but insidious discrimination has not yet led to a nascent gay-rights movement in Vietnam, and there is none taking shape. The gay community in Ho Chi Minh City, which is just now poking its head above ground, seems to understand the boundaries set by the police and other official guardians of Vietnamese culture.``There's the concern that if gay men do become more open and visible, there could be a backlash,'' says Colby. ``If they stand up and say, `Here I am,' it brings on a threat and the government will start closing places down.'' 



VIETNAMESE GAYS PARTY 
April 08, 2002

A gay fashion show and dance at a hotel in Long Hai, Vietnam, attracted hundreds of homosexuals in late March, the newspaper Thanh Nien reported April 1.
The official youth daily called the event a "highly frenzied ... monstrosity," noting that most of the models had been "partially turned into women" at sex-change clinics in neighboring Thailand.
"It was an abnormal phenomenon in the activities of the youth [that] is foreign to our country's cultural tradition," the newspaper said. "This monstrosity poses a headache for officials in charge of culture and education."
Very little gay news emerges from Vietnam. In 1998, Agence-France Presse reported that the national assembly banned gay marriage in response to ceremonies that had taken place.
In 1999, activists in San Francisco spread word of a gay AIDS-education group in Ho Chi Minh City. They said the organization -- called Information, Education, Communication -- had 40 members who dispensed condoms, advice and crudely duplicated pamphlets to the estimated 20,000 men who visit the city's gay pick-up spots.
Also in 1999, Vietnam's Labor Ministry reportedly banned HIV carriers from working in hotels, kindergartens, restaurants, health-care facilities, beauty shops, vaccine-production labs and cosmetic-surgery facilities. The ministry said there would be no mass-testing program but that people already known to be infected would have to leave their jobs. 

No comments:

Post a Comment